Toi chi song tren the gioi nay co mot lan. Vi vay, neu toi co the lam bat cu dieu tot dep nao hay the hien long nhan ai cua minh voi bat ky ai toi se the hien khong cham tre boi vi toi se khong song tren the gioi nay toi lan thu hai!
30 tháng 11, 2009
suu tam:
(Dân trí) - Đó là 1 trong 8 lời khuyên rất có ích tạp chí Tâm lý Mỹ đưa ra nhằm ngăn chặn phần nào nguy cơ đổ vỡ ở các cặp vợ chồng.
1. Tránh sống thử
Khái niệm sống thử không còn xa lạ với tất cả mọi người, đặc biệt là lớp trẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, sống thử trước khi kết hôn khiến nguy cơ chia tay hoặc nếu kết hôn rồi có tỷ lệ đổ vỡ cao. Nguyên nhân đơn giản là do cuộc sống gia đình hiện tại không như cuộc sống thử trước đây khiến nhiều người “vỡ mộng”.
2. Kết hôn khi đã thực sự trưởng thành
Theo thống kê và các lời khuyên của nhiều chuyên gia tâm lý - sức khỏe Mỹ, kết hôn từ độ tuổi 25 trở lên khiến hôn nhân được xây dựng trên nền tảng vững chắc hơn, nguy cơ đổ vỡ thấp hơn so với kết hôn trước tuổi 25.
3. Bàn kĩ mọi vấn đề trước khi cưới
Công việc, nơi làm việc, tuần trăng mật, sinh con, tài chính gia đình…là những vấn đề quan trọng cần được đôi bên cùng nhau suy tính kĩ càng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, cách làm trên không những khiến đôi bên hiểu nhau, thống nhất quan điểm, tìm được tiếng nói chung mà còn có thêm sự hài lòng cũng như tinh thần trách nhiệm đối với tổ ấm mà họ sắp xây dựng.
4. Dừng đúng lúc khi phát sinh mâu thuẫn
Đừng vì quá tự trọng hay kiêu ngạo mà cãi đến cùng cho quan điểm của mình bắt đối phương phải tâm phục khẩu phục. Tranh luận, mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, việc gì cũng nên có chừng mực, đừng để “hiểu nhau quá” rồi chán bỏ, ly hôn.
Đối phó với những mâu thuẫn phát sinh dẫn đến tranh cãi cần thái độ bình tĩnh. Tốt nhất nên vận dụng tối đa những câu nói hài hước, thân thiện để hóa giải mối mâu thuẫn này.
5. Cùng làm việc nhà
Một người tích cực lo cho gia đình trong khi người kia lại lười biếng, ỷ lại, dựa dẫm thì ly hôn là điều tất yếu.
Hình thành tổ ấm gia đình bao gồm rất nhiều yếu tố, trong đó cần có thái độ tích cực của cả đôi bên. Cùng nhau gánh vác công việc gia đình khiến đôi bên càng hiểu, quý trọng và yêu nhau hơn.
6. Giữ lễ nghĩa
Dù chồng hay vợ có học vấn, địa vị, mức lương thấp hơn cũng không nên lấy lý do đó để đánh đồng giải thích cho mọi vấn đề. Dù đôi bên đã là của nhau, vẫn cần giữ những lễ nghĩa nhất định, tôn trọng đối phương cũng như tôn trọng và giữ thể diện cho chính mình.
7. Có “bệnh” cùng chữa
“Bệnh” ở đây không chỉ đơn thuần về mặt sinh lý mà còn là bệnh về tâm lý. Ai cũng có những tật xấu, nhược điểm. Đã xác định lấy nhau là cùng sống dưới một mái nhà, cùng tạo dựng tổ ấm. Do đó, đôi bên cần học cách khoan dung, hiểu và bỏ qua cho những tật xấu ấy, đồng thời cùng nhau nhắc nhở và cố gắng để sửa sai. Điều đó đã khiến khúc mắc hôn nhân phần nào được giải quyết, nguy cơ đổ vỡ sẽ không thể rình rập hàng ngày nữa.
8. Có yêu mới cưới
Theo nghiên cứu, tỷ lệ ly hôn ở những cặp vợ chồng kết hôn không tình yêu mà vì mục đích khác: tiền bạc, trả ân nghĩa, hẹn ước của người bề trên… cao hơn rất nhiều so với những cặp vợ chồng kết hôn trên cơ sở tình yêu.
Tình yêu là sợi dây vô hình gắn kết hai con người xa lạ. Có tình yêu, con người ta sẵn sàng học cách khoan dung, biết tha thứ cho những điều nhỏ nhặt để cùng phấn đấu vươn lên xây dựng hạnh phúc.
24 tháng 11, 2009
Tôi yêu Việt Nam lem', yêu gia đinh...yêu những cái gì thuộc về tôi
Tác giả: Hiệu Minh
Bài đã được xuất bản.: 10 giờ trước
Mỗi người Việt xa tổ quốc đều có câu chuyện riêng của mình, chuyện vui, chuyện buồn, chuyện mất mát giữa biển khơi hay thành đạt nơi xứ người. Nhưng tất cả đều có một cái chung, đó là tổ quốc hình chữ S.
Bao người Việt xa tổ quốc muốn về thăm quê nhưng cũng khó, do công việc làm ăn, kinh tế hạn hẹp, đi lại xa, bay một ngày đêm mới đến. Trái giờ, đêm thức ngày ngủ, không quen khí hậu, môi trường, sang đường rất sợ, vì bên ta, xe không nhường người đi bộ. Đó là chưa kể chuyện tế nhị của người ra đi với con đường khác nhau, lý do khác nhau, những gì nghe nói bên nhà, xem báo, nghe đài.
Người về dự hội nghị kiều bào tại Hà Nội (20 - 23/11/2009) phải nặng lòng với quê hương, không ít đã vượt qua định kiến của chính mình nên đã tự bỏ tiền túi mua vé máy bay.
Không về dự hội nghị, tôi bỗng nảy ra ý, thử đặt địa vị mình là người ở nơi xa khi hướng về tổ quốc, mong đợi gì nơi đất mẹ.
Đi về Hà Nội thường xuyên, tôi cũng thử vào vai một người trong nước, đặt hy vọng gì vào người đi xa.
Vai thứ nhất: Người ở quê hương.
Xin kể một chuyện cách đây gần 40 năm. Những năm 1970, sau khi du học Đông Âu, về nước, anh bạn mua mấy tút thuốc lá làm quà. Biết thuốc lá có đầu lọc nên khi đưa thuốc mời anh nhắc: "Thuốc Tây đó, bố phải cẩn thận".
Ông già lầm bầm: "Làm như bố anh ngu lắm, điếu thuốc lá mà không biết hút chăng". Nói rồi ông tự châm. Mùi khét lẹt bay lên vì cụ châm vào đầu có cái bọt biển (đầu lọc). Ông lại bảo "Tây tầu chó gì, mùi khét bỏ mẹ".
Anh con trai lúc ấy mới nói: "Con đã bảo, bố không nghe. Bố hút nhầm phía có đầu lọc rồi". Nhưng ông bố nói mát: "Giọng dậy đời và khoe "tây tây" của anh tôi ghét lắm".
Bạn cứ tưởng tượng mình về nước đôi khi cũng na ná thế. Tây học quá nên quên rằng, nhà quê thích lễ nghĩa, nói năng phải khéo. Khoe bên Tây thế này, bên Mỹ thế kia, không ai thèm nghe, dù có đúng chăng nữa.
Cũng may, ông bố sau khi hút xong điếu thuốc thừa nhận: "Thuốc lá ngon. Nhưng anh khéo léo một chút khi mời thì điếu thuốc sẽ thơm hơn".
Kể chuyện đó để hiểu rằng, người đi xa, biết nhiều, hiểu nhiều, tiếp xúc với thế giới phương Tây, có nhiều giá trị đáng học, nhưng không phải cứ mang về là được người ta chấp nhận. "Thành Rome không thể xây qua một đêm".
Tại buổi nói chuyện của ông James Wolfensohn, cựu chủ tịch Ngân hàng thế giới, khi thăm Việt Nam, ông kể đã đi từ Nam ra Bắc, gặp người rất nghèo đang nuôi cá hay dân sống trên thuyền. Khi được hỏi cần trợ giúp gì không, hầu hết trả lời, không cần tiền nhân đạo mà muốn được học cách làm ăn, có nghề nghiệp, con cái được học hành. Ông vô cùng khâm phục dân tộc chăm chỉ và ham học này.
Tiền bạc 4 - 5 tỷ đô la đồng bào gửi hàng năm về Việt Nam rất quí, nhưng quí hơn cả, nếu ai biết đầu tư cho tri thức, cho đào tạo, cho con người. Đó mới là tương lai dân tộc.
Vai thứ hai: Kiều bào
Thời ở làng Trích Sài (Hà Nội), không biết ru con nên chỉ nhớ vài câu cha tôi ru thuở nào "con ơi, con ngủ cho ngoan. Mẹ còn đi cấy đồng sâu chưa về". Tôi à ơi qua loa là chúng ngủ. Hôm nào lên giường, tôi quên, hai đứa lại nhắc: "Bố ơi, hát đi".
Hai đứa nhỏ sang Mỹ khoảng 3 - 4 tuổi. Thời gian đầu, tôi vẫn dùng mấy câu ca dao ấy để ru. Nhưng rồi công việc bận cả ngày. Bố mẹ đi từ sáng đến tối, con cái gửi ở trường sau giờ học. Mãi đến 7 giờ tối mới có 2 tiếng để cả nhà xum họp. 9 giờ phải đi ngủ và để ngày mai lặp lại. Cuối tuần bận mua thức ăn, dọn dẹp nhà cửa. 6 năm trôi qua như bóng câu ngoài cửa sổ.
Các cháu quen trường Mỹ, nhiều bạn và bắt đầu chỉ nói tiếng Anh. Tiếng Việt chỉ còn loáng thoáng. Cho đến một tối, tôi lại à ơi bài "Con ơi" thì thằng cu lớn (8 tuổi) nhắc "Can you sing something different - Bố hát cái gì khác được không?".
Viết những dòng này, nước mắt muốn chạy vào trong, vì biết không thể giữ được "đồng sâu" trong trái tim của đứa con.
Tôi sang Mỹ với nhiều nỗi lo, lo mình không trụ lại được, lo con cái mất gốc, lo mẹ mất không kịp về chịu tang. Nhưng lo hơn cả, người Việt Nam ta thua chị kém em.
Như nhiều người khác, tôi mua nhà trả góp trong 30 năm vì ở đây không ai mang bao tải tiền đi mua như bên Việt Nam. Hàng tháng đi làm lấy 1/3 lương để trả tiền nhà, tiền lãi vay ngân hàng. Trong 30 năm ấy, nếu mất việc, không có tiền trả sẽ bị ngân hàng phát mãi, thành vô gia cư. Công việc làm ăn, kiếm tiền đủ để nuôi con, trả các loại hóa đơn đã chiếm hết tất cả thời gian và sức lực của nhiều gia đình di cư.
Làm việc trong một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt nên bản thân cũng lớn lên vì phải hiểu biết pháp luật, hoàn thiện ngoại ngữ, thói quen đúng giờ, làm gì cũng phải có kế hoạch, biết tự tin trước đám đông, tỏ rõ khả năng phản biện.
Sau vài năm thấy mình hội nhập lúc nào không biết. Nơi định cư mới trở nên thân quen, không còn xa lạ như ban đầu. Gọi là quê hương thứ hai cũng chẳng sai.
So sánh với đồng nghiệp da trắng, người Việt mình đâu có kém. Có người thành lãnh đạo cao cấp, nghị sỹ quốc hội, hay nghị viên thành phố. Nhiều giáo sư, tiến sỹ đầu ngành trong các trường đại học hay viện nghiên cứu nổi tiếng.
Khi gia đình đã ổn định nơi xứ người, với những kinh nghiệm học được, nhiều anh chị nghĩ đến việc đóng góp cho đất nước, nơi chôn rau cắt rốn.
Có hàng ngàn cách đóng góp cho đất nước. Người gửi tiền hàng tháng về giúp gia đình dù chả dư dật gì. Đứa cháu tôi bưng bê trong một cửa hàng ăn ở xứ Viễn Đông giá lạnh chỉ hy vọng hàng tháng gửi khoảng 50$ cho bố mẹ ở Ninh Bình.
Người khác về nước tìm kế làm ăn, mang những kiến thức học được để giúp phát triển. Nhiều trí thức đóng góp từ xa bằng những kiến thức, bài viết, trang web với những thông tin bổ ích, rồi tổ chức hội thảo khoa học, vì tri thức là vô giá.
Các vị lãnh đạo hay nói đến "trải thảm đỏ" đón kiều bào về nước. Nhiều người lại muốn giúp lặng lẽ, không cần trống rong cờ mở. Họ chỉ mong lời mời chân thành và đó là mong muốn thực sự của các nhà làm chính sách.
Người quay về chỉ mong cơ chế thông thoáng giúp họ đầu tư, từ tiền bạc đến chất xám, mà không cần bất kỳ tấm thảm nào. Trải thảm thì đừng dựng tường ngăn cách, lúc bán nhà coi Việt kiều như người nước ngoài, nhưng khi kêu gọi đóng góp lại cho là "máu thịt". Tính nhất quán trong phát biểu chính trị phải được thể hiện rõ trong hành động hàng ngày từ cấp thấp đến cao.
Một người bạn lên sứ quán xin visa, mọi việc trôi chảy. Cho đến lúc nộp tiền phí 100$, người thu ngân không đưa hóa đơn thanh toán, anh gặng hỏi mãi mới lấy được. Người ta sẽ nghĩ gì về tham nhũng và xã hội trong sạch nếu đang chuẩn bị bán cái nhà trả góp 30 năm để về xây dựng quê hương.
Sống ở môi trường phương Tây, kiều bào đã quen với khái niệm "tin cậy - credibility", nên việc xây dựng lòng tin cho cả hai phía phải được đặt lên hàng đầu. Khi đã có lòng tin, việc giúp đất nước chỉ còn là thời gian.
Xã hội văn minh là vì có không gian để mỗi cá nhân bày tỏ chính kiến. Đó là điều mong của nhiều trí thức nặng lòng với đất nước. Luther King đã nói, cuộc sống sẽ ngừng trôi khi người ta im lặng về những điều lẽ ra phải lên tiếng.
Lời kết
Mỗi người Việt xa tổ quốc đều có câu chuyện riêng của mình, chuyện vui, chuyện buồn, chuyện mất mát giữa biển khơi hay thành đạt nơi xứ người. Nhưng tất cả đều có một cái chung, đó là tổ quốc hình chữ S. Người ta yêu đất nước không phải vì một đảng phái nào mà đơn giản đó là nơi chôn rau cắt rốn, mỗi cá thể yêu quê hương theo cách riêng của mình
Mỗi ngày dành vài phút nghĩ về xứ sở sẽ giúp tất cả vượt qua được những bức tường ngăn cách do vài cuộc chiến đau thương đã gây ra cho dân tộc nhỏ bé này. Đây là lúc người Việt ở khắp bốn phương nên nhìn về cội nguồn, bỏ qua quá khứ, hướng tới tương lai.
Để làm được điều đó, những người lãnh đạo chính trị cần có tâm, có tầm, lấy dân tộc làm trung tâm và cứu cánh cho mọi tư tưởng phát triển thì không cần những hội nghị toàn thế giới mà vẫn đoàn kết được 86 triệu người.
Khi đó mới mong thế hệ trẻ tương lai, dù đi đâu trên trái đất này, vẫn nhớ lời mẹ ru thuở ấu thơ "Con ơi, con ngủ cho ngoan".
17 tháng 11, 2009
minh thuong minh qua!
Kho than bome? cung nay dua con, cung nay cong viec, cung nay thu nhap ma nguoi ta da co day du con bo me toi thi cai gi cung thieu thon chi vi phai nuoi chung toi an hoc? cai xom day suot ngay kich deu nha toi la sao khong sam cai nay sao khong sam cai kia? ve nha nhin bome ma minh thuong lam?
Hau nhu lan nao ve minh cung chang di choi o dau ca? mot nam minh ve co it thoi gian nen minh ganh thoi gian day de bu lai khoang thoi gian ma minh không co ve duoc.
co le minh la dua tham lam nen minh nghi cai gi cung phai co chang ? chac la vay?
minh cung chang biet nghi the nao?minh khong phai con nha DG nen minh cung khong the doi hoi cho no bang moi nguoi duoc, minh chi song that voi long minh va bang long voi nhung gi minh co, co hon nua thi minh phai co gang hien tai va tuong lai.
Minh co nhieu du dinh cho hoc tap lam nhung cai gi cung can den mot thu "....." ma minh khong co nen cung danh chiu
May ba bac o xom tro ai cung bao minh la trong mat rat la tuoi, biet dieu, chiu kho! hiiiii cam on cac bac, chau phai chiu kho ch, "chau yeu cuoc song nay lam".
Chau phai co gang that nhieu.nen luc nao chau cung phai yeu doi de khong bao gio chan nan ca
16 tháng 11, 2009
cam on you!
12 tháng 11, 2009
winter
mua dong den roi! lanh nhi! lanh lem' y'. chet mat thoi khong co tien mua ao am thi mac bang cai gi nhi? thoi tiet kiem vay mac lai ao cua nam truoc vay! uoc gi co mot hoi am ma khong can phai mac nhieu ao?hiiiiiiiii nhung minh ko muon mat mua dong dau? mua dong mua cua lanh gia, mua cua kho hanh, mua cua xuýt xoa, co cam giac nhu moi nguoi gan nhau hon.
11 tháng 11, 2009
Nếu anh ấy khiến bạn muốn trốn học hay cùng bạn làm những điều “điên rồ”, anh ấy chỉ là bạn trai mà thôi. Ngược lại, người yêu sẽ nhắc bạn lên lớp, gọi bạn dậy sớm ôn bài. Với anh xã, chính bạn phải nhắc chàng đừng uống rượu, hút thuốc.
Khác biệt thứ nhất
Bạn trai: Sẽ nói biết bao nhiêu lời ngọt ngào, dễ nghe, khiến bạn vui cười vì anh ấy chỉ muốn tìm đủ mọi cách để lấy lòng bạn.
Người yêu: Chính vì thật sự quan tâm đến bạn mà anh ấy chỉ nói về sức khỏe, tình hình học tập, còn những lời ngọt ngào thì anh ấy ít nói ra hơn.
Ông xã: Anh ấy không có thời gian để nói nhiều với bạn. Không tìm thấy những câu ngọt ngào dễ nghe như ngày nào. Anh ấy cũng hiếm khi làm những việc lãng mạn như trước kia. Đơn giản bạn đã là của anh ấy.
Khác biệt thứ hai
Bạn trai: Anh ấy khiến bạn muốn trốn học, có thể đưa bạn đi chơi bất kì nơi đâu bạn muốn. Anh ấy cũng sẽ trốn học không lý do, cùng bạn làm những điều có thể là “điên rồ”. Đơn giản vì anh ấy muốn bạn vui vẻ, chứ chẳng bao giờ suy nghĩ đến tương lai của bạn.
Người yêu: Anh ấy sẽ thúc giục bạn lên lớp, gọi bạn dậy sớm hơn một chút để ôn bài, nhắc nhở bạn đừng lười nhác… Anh ấy suy nghĩ đến tương lai của bạn, hi vọng bạn gặp những điều tốt đẹp.
Ông xã: Anh ấy sẽ không quản việc bạn sẽ như thế nào nữa, ngược lại bạn sẽ phải thúc giục anh ấy đừng hút thuốc, uống rượu...
Khác biệt thứ ba
Bạn trai: Anh ấy không để ý việc bạn gặp gỡ những người con trai khác, người đó chỉ cần cảm thấy ở bên bạn vui vẻ là được rồi. Vì tương lai của hai người anh ấy chưa nghĩ đến.
Người yêu: Bạn ở bên người con trai khác, anh ấy sẽ ghen, cáu gắt, nhẹ nhất là không vui... Anh ấy không muốn chia sẻ bạn với bất kì người đàn ông nào khác.
Ông xã: Nếu như biết bạn đi cùng với người khác giới, bộ mặt của anh ấy sẽ cau có thật đáng sợ. Thậm chí, khi bạn gọi điện cho người khác giới, anh ấy sẽ cố ý đứng trước mặt bạn ho vài tiếng. Nếu như bạn không giải thích một cách thỏa đáng, sẽ rất dễ dẫn đến cãi nhau. Anh ấy cho rằng bạn là vợ của anh ấy, là của riêng anh ấy mà thôi.
Khác biệt thứ tư
Bạn trai: Khi bạn mặc một bộ cánh mới dù có chút hở hang hay bạn trang điểm vô cùng lộng lẫy, anh ấy chắc chắn khen ngợi bạn hết lời, dùng đủ mọi lời để làm bạn vui để lấy lòng bạn.
Người yêu: Anh ấy sẽ khen bạn đẹp. Nhưng sau lời khen, anh ấy sẽ nghiêm túc bổ sung một câu: “Cho dù đẹp thật nhưng chỉ được mặc cho anh xem thôi!”.
Ông xã thì bật lên ngay: “Sao lại mặc bộ váy như thế này? Anh không thích em ăn mặc như vậy đâu”.
Khác biệt thứ năm
Bạn trai: Khi bạn ốm, anh ấy sẽ kể những câu chuyện cười làm bạn vui... Những lời hỏi han, sự chăm sóc khiến bạn cảm thấy cả thế giới này chỉ có người đó là quan tâm đến bạn nhất.
Người yêu: Bạn ốm nặng, anh ấy lo lắng biết nhường nào, thậm chí cả đêm anh ấy không chợp mắt vì bạn. Anh ấy còn có thể trách bạn vì đã không biết giữ gìn sức khỏe…
Ông xã: Bạn ốm anh ấy vẫn không ngừng trách móc: “Sao không cẩn thận lại để dính bệnh...”. Nhưng người bưng cơm rót nước cho bạn chẳng ai khác ngoài anh ấy. Ngày thứ hai sau khi tỉnh dậy, bạn sẽ phát hiện ra người đang ngồi cạnh giường, giữ yên cho giấc ngủ của bạn vẫn là anh ấy. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy ông xã của mình thật đáng yêu
Gioi han nao cho chung ta !
Lời bài hát
Mỗi thứ trong đời
Điều chi cũng có cho ta riêng một giới hạn
Ước muốn không trọn
Người thương yêu nhất cũng cho là dối gian
Mới kết giao tình
Rồi ngày hôm sau lại chê trách nhau bội bạc
Niềm tin nơi nhân thế luôn mỏng manh
Tình người cho nhau cứ thay thật nhanh
Mỗi kiếp con người
Nào ai không biết khao khát bao điều ước mộng
Lúc hết hy vọng
Hầu như ai cũng trách than đời phũ phàng
Hãy nghĩ suy rằng
Chẳng một điều chi tự nhiên cho ta dễ dãi
Và cuộc đời ta đâu như cơn mơ mãi mãi
Định mệnh buồn vui đều là do ta giữ lấy
Và khi tôi vui thì tôi hát, khi tôi đau thì tôi khóc
Sẽ trút hết những đắng cay trong lòng
Chẳng khi nào tôi phải lo lắng, đánh mất hy vọng
Cuộc đời còn cho tôi bao ước mơ
Và khi tôi yêu thì tôi biết, tôi không bao giờ hối tiếc
Dù cuộc tình tôi có lúc sẽ vỡ tan
Tôi hiểu rằng tình yêu đã quá giới hạn
Là một điều nhỏ nhoi trong thế gian,chẳng có chi không phai tàn!
06 tháng 11, 2009
va em cho anh!
Lời bài hát
Thu trôi qua bao năm ta xa vắng.
Ngỡ còn đây có anh bên mình.
Tình yêu chất chứa một đời nồng nàn.
Còn đây khúc hát tình mình dỡ dang.
Em yêu anh, em yêu anh tha thiết.
Ngỡ tình đó sẽ luôn bên đời.
Tựa như đại dương ấp ôm bờ cát êm.
Rồi chợt một ngày thuyền tình lạc mất nhau.
Tình yêu trao cho nhau đã bao lâu rồi.
Bình yên đại dương vẫn xanh thật xanh.
Mà sao em vẫn mất anh, mất anh.
Và em sẽ đếm thời gian cho anh quay trở về.
Em sẽ đếm đến hết đời mình.
Và em sẽ đếm ngoài sân rơi bao nhiêu lá vàng.
Rơi buồn như tình ta vỡ tan.
Và em sẽ đếm mùa thu qua bao năm tháng rồi.
Khi mùa đông giá buốt tràn về.
Và em chờ anh, em chờ anh.
Xin anh quay về nơi đây.